Vật liệu xây dựng | Bí quyết sử dụng hiệu quả, tiết kiệm

Bạn đang gặp khó với các câu hỏi:
– Nên sử dụng vật liệu loại nào?
– So sánh chất lượng giữa các thương hiệu cung cấp vật liệu: xi măng, sắt thép, cát, đá, bê tông, gạch đá ốp lát, sơn bả, nhôm kính, cửa gỗ, gỗ lát sàn…?
– Tìm hiểu thông tin và cách dùng vật liệu để đạt hiệu quả cao nhất
Bài viết này sẽ giúp bạn!

Vật liệu, thiết bị xây dựng vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng được bổ sung các sản phẩm mới theo thời gian cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã… việc này mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cho ngôi nhà, đồng thời cũng gây ra những khó khăn không nhỏ. Trong bài này AZHOME sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại vật liệu xây dựng, tính chất, thông tin, cách dùng… nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng.

Bên cạnh đó bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu các thiết bị trong nhà: thiết bị vệ sinh, chiếu sáng, thiết thông minh… Bạn có thể xem thêm xem thêm tại bài viết này nhé  AZHOMEĐây là bài viết tổng hợp và chi tiết về các thiết bị trong nhà bạn không nên bỏ qua.

Vật liệu phần thô

Vật liệu phần thô là loại vật liệu được sử dụng vào các công việc: đắp nền, đổ bê tông, xây tường…, bao gồm các loại: sắt thép, xi măng, cát, đá, bê tông, gạch xây…, dưới đây là một lưu ý bạn cần biết để lựa chọn loại nào cho công trình nhà mình.

vật liệu xây dựng thô
vật liệu xây dựng thô

Thép xây dựng

– Về bản chất, thép xây dựng là hỗn hợp kim loại chủ yếu là sắt (Fe) và các bon (C), ngoài ra có magan (Mn) và một số thành phần khác: phốt pho (P), lưu huỳnh (S), silic (Si)…

Tùy theo tỉ lệ giữa các thành phần hóa học cũng như phương pháp và công nghệ gia công chế tạo, cho ra đời hơn 3.500 loại thép khách nhau (tính đến thời điểm hiện tại)

– Các loại thép muốn có mặt trên thị trường phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm định, cấp phép… rất nghiêm ngặt của cơ quan chức năng.

Cụ thể đối với thép xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn thép cốt bê tông TCVN 1615 – 1:2018 và TCVN 1615 – 2:2018 và các quy đinh liên quan khác.

– Nội dung các tiêu chuẩn này quy định các loại thép cốt bê tông phải đảm bảo các yếu tố sau:

+  Về cường độ chịu lực: đảm bảo khả năng chịu kéo, uốn, mỏi, già thép…

+ Về thành phần hóa học: đảm bảo tỉ lệ thành phần hóa học của các nguyên tố trong khoảng cho phép

+ Hình dạng gân dọc, gân ngang.

+ Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng trên m dài…

Khi nói chuyện loại thép nào nên hay không dùng thì phải nói chuyện bằng các con số trên. Vấn đề còn lại là giá cả, dịch vụ chăm sóc khách bán hàng, cái này tùy theo từng trường hợp cụ thể và cảm nhận của mỗi người.

Xi măng.

Sản xuất xi măng gồm 2 quá trình trình chính:

– Quá trình ninh kết của đá vôi, đất sét cùng một số phụ gia khác ở nhiệt độ 14500 C tạo thành clinker

– Quá trình nghiền mịn clinker và thạch cao thiên nhiên cùng phụ gia tạo thành xi măng

Tùy theo thành phần, tỉ lệ và phương thức sản xuất, hiện này trên thế giới có hơn 40 loại xi măng khác nhau, tính chất đặc biệt của xi măng khi gặp nước gồm 3 giai đoạn: thủy hóa, kết dính, đông đặc.

– Khi chọn mua xi măng bạn cần lưu ý các thông số sau (có in trên bao bì):

+ Tên nhà máy sản xuất.

+ Tên và mác xi măng

+ Thành phần và cường độ chịu nén

+ Khối lượng tịnh

+ Ngày, tháng, năm sản xuất

+ Số lô sản xuất.

Cát xây dựng.

– Cát là hỗn hợp các hạt cốt liệu (nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo – nghiền từ đá) có kích thước hạt chủ yếu từ 0.14 đến 5mm.

– Dựa vào độ mịn cát được chia làm 2 loại: cát thô và cát mịn.

Độ mịn của cát được xác định bằng modul độ lớn của cát, modul độ lớn của cát là tổng số phần trăm các hạt còn xót lại trên mặt sàn có kích thước: 1.25, 2.50, 140, 315, 630mm

Cát có độ mịn khách nhau được sử dụng trong các các trường hợp khác nhau được quy định tại TCVN 7570:2006

Đá.

Đá trong xây dựng có nguồn gốc hình thành khách nhau, kích thước và hình dạng khác nhau dẫn đến tính chất chịu lực và phạm vị sử dụng cũng khác nhau. Khi lựa chọn đá trong xây dựng bạn lưu ý các yếu tốt sau:

– Tùy theo kích thước hạt được phân loại thành các cỡ hạt: 5-10mm, 10-20mm, 20-40mm, 40-70mm

– Độ chịu nén đập: được xác định bằng lực nén đập trong xi lanh

– Độ chống mài mòn, được xác định trong tang quay.

– Hàm lượng hạt thoi dẹt

– Hàm lượng tạp chất

– Hàm lượng clorua

– Khả năng phản ứng kiềm

Chi tiết bạn có thể tham khảo tại TCVN 7570:2006

Bê tông

Bê tông là loại vật liệu được sử dụng thường xuyên và chủ yếu để làm kết cấu chịu lực chính trong công trình. Vì vậy bạn cần nắm được một số đặc điểm cở của loại vật liệu này để quản lý công tác bê tông của nhà mình tốt hơn.

bê tông thương phẩm
bê tông tươi

Bê tông là hỗn hợp của cốt liệu thô (đá), cốt liệu mịn (cát) và chất kết dính (xi măng), khi kết hợp bê tông với vật liệu chịu kéo (thép) để làm kết cấu chịu lực gọi là bê tông cốt thép.

Việc sử dụng cốt thép và các loại cốt liệu làm bê tông cũng như biện pháp thi công và cách bảo dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, khả năng làm việc của bê tông côt thép.

Vậy những đặc điểm quan trọng của bê tông, cách đổ và bảo dưỡng bê tông đúng cách là gì?

Bê tông cốt thép có rất nhiều đặc điểm, để đơn giản và dễ hiểu ở đây tôi chỉ trình bầy 3 đặc điểm quan trọng nhất mà bạn cần biết

– Khả năng chịu lực (cấp độ bền, mác) của bê tông:

Được hiểu là khả năng chịu lực kéo hoặc nén lớn nhất của bê tông trên một đơn vị diện tích, thông thường là Kg/cm2 hoặc tấn/m2, N/cm2 hoặc Kn/m2…

Thực tế khi tính toán người ta thường bỏ qua khả năng chịu kéo của bê tông, tất cả lực kéo do cốt thép chịu.

Có một lỗi khi khi thi công là đặt thép dầm, sàn cách quá xa mặt bê tông, thậm chí đặt vào chính giữa mặt cắt dầm, sàn. Việc này làm giảm đắng kể khả năng chịu lực của cốt thép

– Chiều dày lớp bảo vệ bê tông:

Chiều dày lớp bảo vệ bê tông là khoảng cách bé nhất (theo hướng vuông góc) từ mép mặt ngoài thanh thép đến mặt ngoài của kết cấu bê tông. Giá trị khoảng cách này như sau:

+ Đối với thép sàn: theo quy định là 1 – 2cm tùy theo chiều dày sàn, bạn có thể lấy chung là 1,5cm

+ Đối với thép dầm: theo quy định là 1,5 – 2,5cm tùy theo chiều cao dầm và không được bé hơn đường kính thanh thép chịu lực, bạn có thể chọn giá trung bình là 2cm

+ Đối với dầm móng là 2,5-3cm

+ Đối với thép cột là 2 – 2,5cm và không bé hơn đường kính thanh thép chịu lực.

– Bảo dưỡng bê tông cốt thép

Một đặc điểm quan trọng của bê tông là sau khi đổ khả năng làm việc của bê tông tăng nhanh trong 7 ngày đầu và đạt giá trị lớn nhất sau thời gian 28 ngày. Bạn hết sức lưu ý điều này nhằm các mục đích sau:

+ Bảo dưỡng, cấp nước giữ ẩm cho bê tông để quá trình thủy hóa, kết dính và đông đặc của bê tông xảy ra hoàn toàn (sau 28 ngay)

+ Không được vận chuyển vật liệu, tổ chức thi công trên mặt sàn bê tông trong 7 ngày đầu

+ Sau 7 ngày có thể thi công bình thường nhưng phải giữ nguyên đà giáo, thanh chống, thanh giằng.

+ Sau 28 ngày (thực tế là 21 ngày) có thể tháo dỡ cốp pha và có các hoạt động bình thường.

Gạch xây.

Gạch xây có 2 loại chính: gạch nung (gạch đỏ truyền thống) và gạch không nung (gạch block, gạch bê tông)

Khi chọn gạch xây nhà bạn cần biết 3 vấn đề sau:

– Kích thước viên gạch: đối với gạch đất nung (gạch đỏ) có các loại sau:

+ Gạch đặc kích thước 60x105x220 mm, sai số không quá: 3mm theo chiều cao, 4mm theo chiều rộng và 6mm theo chiều dài

+ Gạch đặc kích thước 45x90x19, sai số cho phép không quá 2mm

+ Gạch rỗng 60, kích thước: 60x105x220

+ Gạch rỗng 80, kích thước: 80x80x180

+ Gạch rỗng 105, kích thước 105x105x220

Sai số hình học cho phép: không quá: 3mm theo chiều cao, 4mm theo chiều rộng và 6mm theo chiều dài.

Cạnh viên gạch có thể để vuông hoặc bo tròn bán kính bé hơn 5mm, khoảng cách bé nhất từ lỗ rỗng đến mép ngoài viên gạch lớn hơn 10mm, khoảng cách giữa 2 lỗ lớn hơn 8mm.

– Đối với gạch không nung có các loại sau:

+ Gạch không nung có nhiều loại kích thước khách nhau, tuy nhiên phải đảm bảo kích thước rộng x dài x cao không bé hơn 100x600x200 mm, sai số cho phép theo chiều rộng, dài, cao tương ứng phải nhơ hơn 2, 2, 3mm.

Tuy nhiên khuyến khích sản xuất theo kích thước định hình được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2001 (thay thế tiêu chuẩn 6477:1999)

– Chi tiêu kỹ thuật của gạch xây:

+ Khả năng chịu nén của viên gạch (mác gạch), có các loại: 35, 50, 75, 100 (tấn/m2)

+ Khả năng chịu kéo

+ Độ hút nước ml/m2.h

+ Khối lượng thể tích (tấn/m3)

Chọn gạch chỉ hay gạch không nung để xây nhà?.

Có một câu hỏi được đặt ra là nên sử dụng gạch đất nung hay gạch không nung để xây nhà

So sánh gạch đất nung và gạch không nung
So sánh gạch đất nung và gạch không nung

– Thứ nhất: về hiệu quả kinh tế.

Giá thành trên một 1m3 xây tường bằng gạch bê tông rẻ hơn so với xây gach chỉ, tốn ít vật liệu xi măng, cát hơn và công thợ cũng ít hơn, thi công nhanh hơn.

– Thứ hai: về khả năng chịu lực của 2 loại gạch trên.

Khả năng chịu lực (nén) gạch đỏ hoặc gạch không nung có giá trị thay đổi tùy theo nguyên vật liệu đầu vào và công nghệ chế tạo, nhìn chung khả năng làm việc của gạch đỏ tốt hơn gạch không nung (trung bình khoảng 25-30%)

Tuy nhiên, gạch bê tông nhẹ hơn gạch đất nung ngoài ra công trình nhà ở nói riêng và công trình dân dụng nói chung khi tính toán kết cấu bỏ qua khả năng làm việc của tường, tất cả do khung bê tông cốt thép chịu (trừ trường hợp xây tường chịu lực – nhưng ít)

Vì vậy khả khả năng chịu lực của gạch không phải là vấn đề lớn.

– Thứ 3: về phạm vi sử dụng.

+ Gạch chỉ dễ tạo hình hơn gạch bê tông, vì vậy phù hợp hơn khi cần tạo các hình dáng kiến trúc cho ngôi nhà

+ Gạch bê tông phù hợp với phần móng và phần xây thô không phức tạp.

Ngoài ra, gạch bê tông chống nóng tốt hơn (gạch đỏ xây tường đôi cũng OK), tuy nhiên gạch bê tông hút ẩm cao hơn gạch chỉ nên tường dễ bị thấm và ẩm mốc hơn so với gạch chỉ.

Như vậy việc lựa chọn gạch chỉ hay gạch không nung khi xây nhà là tùy theo: vị trí tường xây, điều kiện kinh tế, yêu cầu chống thấm hay chông nóng.

Vật liệu hoàn thiện

Gach ốp lát.

Trên thị trường hiện nay có rất rất nhiều các thương hiệu gạch ốp lát với mức giá khác nhau, trong pham vi bài viết này để tìm hiểu chi tiết là rất khó, tuy nhiên khi chọn mua gạch ốp lát cho nhà mình bạn cần dựa trên các yếu tố sau:

– Màu sắc viên gạch: đây là yếu tố đầu tiên, quyết định rất nhiều đến thẩm mỹ của ngôi nhà.

– Giá thành.

– Các thông số kỹ thuật: khi cho mua gạch ốp lát bạn nên lưu ý và yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin sau:

+ Kích thước viên gạch: dài x rộng x cao

+ Sai số hình học cho phép:

Sai số hình học của viên gạch ốp lát là % độ trên lệch kích thước hình học của viên gạch đó so với viên gạch danh nghĩa (viên gạch lấy làm quy ước chung để so sánh) hoặc so với kích thước trung bình của 10 viên gạch bất kỳ.

Sai số hình học này phải bé hơn sai số cho phép, sai số cho phép của gạch ốp lát phụ thuộc vào diện tích viên gạch, diện tích càng lớn sai số cho phép càng bé.

Diện tích viên gạch dao động từ 410 đến 90cm2 thì:

+ Sai số kích thước dài, rộng cho phép tương ứng là 0.6% đến 1.2% so với kích thước viên gạch danh nghĩa, hoặc 0,5% đến 0,75% so với kích thước trung bình của 10 viên gạch bất kỳ.

+ Sai số chiều dày cho phép tương ứng 5% đến 10% so với chiều dày viên gạch danh nghĩa

+ Độ thẳng cạnh cho phép: 0.5% đến 0.75% (tỉ số độ lệch và cạnh làm việc)

+ Độ vuông góc: sai số cho phép 0.6% đến 1.0%

+ Độ phẳng bề mặt tại 3 điểm: trung tâm, mép, góc viên gạch, dao động từ 0.5% đến 1.0%

+ Chất lượng bề mặt: diện tích bề mặt không có khuyết tật >95%

Gạch ốp lát
Gạch ốp lát rẻ bền đẹp tại thanh hóa

Các chi tiêu cơ lý:

+ Độ hút nước % trung bình <0.5% và với từng mẫu <0.6%

+ Độ bền uốn (kg/cm2) trung bình <3.5 và với từng mẫu <3.2

+ Độ cứng viên gạch: không nhở hơn 5

+ Độ chống mài mòn: <174

+ Hệ số giãn nỡ nhiệt: < 9

+ Độ bền rạn men: không rạn

+ Độ bền hóa học

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại TCVN 6145:2005 – Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp thử gạch ốp lát.

– Sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên bao bì phải đảm bảo nhãn mác, thương hiệu, nơi sản xuất, địa chỉ, số lô sản phẩm, này sản xuất, số viên, kích thước, khối lượng…

Đá ốp lát.

Đá ốp lát có 2 loại: đá tự nhiên và đá nhân tạo.

Đá ốp lát tự nhiên.

– Nguồn gốc: tùy theo nguốn gốc hình thành, cấu trúc, thành phần, màu sắc… người ta phân loại đá ốp lát tự nhiên thành các loại khác nhau. Mỗi loại đá có tính chất, ưu, nhược điểm, phạm vi sử dụng khác nhau.

+ Đá granit: là loại đá có nguồn gốc từ núi lửa, tinh thể có thể nhìn rõ, màu hồng đến sáng hoặc xám đậm, một vài trường hợp có thể có màu đen.

+ Đá thạch anh: hình thành tử quá trình cát kết, cát kết thạch anh

+ Đá hoa (marble): gồm marble, limestone marble và noyx marble

Đặc điểm nổi bật của nhóm này là cấu trúc đặc sít, kích thước tinh thể lớn đến 5mm, có khả năng đánh bóng, mầu sắc sặc sở, đa dạng. Vì vậy được sử dụng khá nhiều trong ốp lát, trang trí nội thất.

+ Đá vôi

+ Đá phiến

+ Nhóm khác

– Kích thước:

+ Đối với đá nội thất: kích thước >60cm, chiều dày <12mm

+ Đối với đá ngoại thất: kích thước <60cm, chiều dày 12-30mm, >30mm

Trong một số trường hợp thỏa thuận riêng với khách hàng kích thước đá có thể thay đổi

– Sai số hình học cho phép:

+ Sai số kích thước cho phép: 1.5% đối với loại đá có kích thước >600mm, 1.0% đối với loại đá có kích thước <600mm

+ Sai lệch chiều dày cho phép: 1.2 – 2.0% đối với loại đá có kích thước >600mm, 0.5 – 1.5% đối với loại đá có kích thước <600mm – tùy theo chiều dày 12mm, <30mm, >30mm

+ Sai lệch độ vuông góc bề mặt cạnh <0.2%

+ Độ phẳng mặt <0.1%

+ Chiều sâu sứt dăm cạnh <5mm.

+ Số lượng vết nứt <4 đối với loại đá có kích thước cạnh >600mm,  <3mm đối với loại <600mm.

+ Chiều dài vết sứt <3mm đối với loại >600mm, <2mm đối với loại <600mm.

+ Đối với loại đá có kích thước >600mm, số lượng vết sứt góc trên bề mặt chính <1, chiều dài vết sứt <300 (loại <600mm không cho phép xuất hiện vết sứt cạnh)

– Ngoài ra còn có các thông số:

+ Độ bóng

+ Độ hút nước.

+ Độ chịu uốn.

+ Độ chịu mài mòn

+ Khối lượng thể tích.

Đối với từng loại đá khá nhau các chỉ tiêu kỹ thuật cũng khác nhau, chi tiết bạn có thể tìm hiểu thêm tại TCVN 4732:2016

Đá ốp lát
đá ốp lát

Đá ốp lát nhân tạo

Đá ốp lát nhân tạo là loại đá được hình thành trên cơ sở kết hợp sử dụng cốt liệu tự nhiên hoặc nhân tạo và chất kết dính hữu cơ, phụ gia, bột màu thông qua các quá trình rung ép, hút chân không, gia nhiệt. Khi lựa chọn đá ốp lát tự nhiên cần xem xét các yếu tố sau:

– Màu sắc

– Kích thước

– Sai số hình học cho phép: sai số theo cạnh, góc, độ phẳng, vết sứt

– Các chi tiêu kỹ thuật: độ chịu uốn, chịu mài món, độ bóng, chống bám bụi, hút nước, chống hóa chất, hệ số giãn nỡ nhiệt, việc dẫn tiêu chuẩn áp dụng, giấy phép kiểm định sản phẩm của cơ quan nhà nước…

– Thông tin trên sản phẩm: số lô, ngày sản xuất, xưởng sản xuất, thương hiệu, số lượng viên, kích thước viên, trọng lượng bao gói.

Chi tiết bạn có thể tìm hiểu thêm tại TCVN 8057:2009

Ngói

Tùy theo vật liệu chế tạo ngói được chia làm 2 loại chính: ngói đất nung và ngói xi măng ngoài ra còn có ngói Composite, ngói Ác Đoa…

Ngói đất nung:

Ngói đất nung có 2 loại: đất nung không tráng men và đất nung tráng men.

– Ngói đất nung không tráng men có nhiều loại khác nhau tùy theo hình dạng, kích thước: ngói 22v/m2, 20v/m2, 10v/m2, ngói vảy cá, vảy rồng, mủi hài, ngói liệt, ngói âm dương, ngói ống, ngói chữ S, ngói úp nóc.

Ngói đất nung
Ngói đất nung

– Ngói đất nung được tráng men sau khi nung gọi là ngói tráng men, loại ngói này ngày được sử dụng ngày càng nhiều vì có đặc điểm bền màu, dễ lau, chống thấm.

– Khi lựa chọn loại ngói đất nung không tráng men cần lưu ý một số điểm sau:

+ Kích thước viên ngói

+ Sai số hình học, các khuyết tật cho phép

+ Độ chịu uốn theo chiều rộng >3.5Kg/cm

+ Độ hút nước <14%

+ Khối lượng ở trạng thái bão hòa nước <55kg/m2

+ Thông tin trên sản phẩm: số lô, ngày sản xuất, xưởng sản xuất, thương hiệu, số lượng viên, kích thước viên, trọng lượng bao gói.

Chi tiết bạn có thể tham khảo tại TCVN 1452:2004

– Khi lựa chọn loại ngói đất nung tráng men bạn cần lưu ý một số điểm sau:

+ Màu sắc, hình dạng, kích thước viên ngói

+ Sai số hình học, cong vênh.

Qui định các khuyết tật:

+ Vết rạn, nứt nhỏ mặt men, thiếu men

+ Vết cộm men: số lượng <2, đường kính <2mm

+ Trầy xước, dập gờ, mấu <2 vết, chiều cao khuyết tật <1/3 mấu

Các chỉ tiêu cơ lý:

+ Độ hút nước <12

+ Độ chịu uốn <3.5kg/cm

+ Độ rạn: không cho phép

+ Độ bền màu axit: không thấp hơn A

+ Khối lượng ngói ở trạng thái bão hòa nước trên m2

+ Thông tin trên sản phẩm: số lô, ngày sản xuất, xưởng sản xuất, thương hiệu, số lượng viên, kích thước viên, trọng lượng bao gói, trích dẫn tài liệu tiêu chuẩn, giấy phép đăng ký sản phẩm

Chi tiết bạn có thể tham khảo tại TCVN 7195:2002

Ngói xi măng:

Ngói xi măng (ngói không nung) được tạo thành từ vữa xi măng nén chặt, hoặc rung, bão dưỡng, sơn phủ bột màu bằng công nghệ khô hoặc ướt.

Khi tìm hiểu và lựa chọn ngói xi măng, bạn lưu ý một số vấn đề sau:

– Hình dạng viên ngói, các kích thước cơ bản và sai so cho phép: lấy theo giá trị bảng sau:

Loại gói

Kích thước danh nghĩa

Kích thước thất

Dày

Dài

Rộng

Dài

Rộng

a

Sai số

b

Sai số

c

Sai số

d

Sai số

h

Sai số

Có rãnh, hai sườn úp 2 ÷ 4

2380

± 5

240

± 3

330

± 3

200

± 3

12

± 2

– Ngói xi măng cát có 2 hạng rõ rệt tùy thuộc vào mức sai số cho phép mà sản phẩm đó áp dụng.

– Màu sơn phủ trên toàn bộ viên ngói hay chỉ trên bề mặt phía lợp ngói.

– Độ vuông bề mặt

– Vết sứt cạnh

– Vết sứt hoặc vỡ mấu ngói

– Độ đồng đều của màu ngói

– Độ chịu uốn.

– Khả năng chống xuyên nước > 60 phút

– Khối lượng ngói ở trạng thái no nước <8kg/m2

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại tiêu chuẩn quốc gia về ngói xi măng cát TCVN 1453:1986

Ngói không nung
Ngói không nung

Tôn mái

Tôn mái được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng và công nghiệp làm vật liệu mái bởi tính cơ động, nhẹ, dễ thi công, tiết kiệm chi phí…

Khi lựa chọn tôn mái bạn cần chú ý các vấn đề sau:

– Các loại tôn bạn cần biết.

+ Tôn giả ngói

+ Tôn lạnh

+ Tôn cách nhiệt

+ Tôn cán sóng

+ Tôn mạ kẽm

Mỗi loại tôn có ưu điểm, nhược điểm và phạm vi sử dụng khác nhau, tùy theo yêu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn loại phù hợp với gia đình mình.

– Ngoài ra bạn cần lưu ý các phụ kiện đi kèm, đây là một phần không thể thiếu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mái tôn: tôn úp nóc, viền mài, máng nước, định vít, keo chống thấm.

– Các tiêu chí kỹ thuật:

+ Kích thước, hình dạng và sai số cho phép: chiều dài, rộng, chiều dày tấm tôn, chiều rộng, chiểu cao sóng

+ Chiều dày lớp mạ

+ Trọng lượng

+ Độ chống uốn, chống cắt

+ Khả năng chống nóng, chống ồn, hút ẩm…

+ Khoảng cách đòn tay

Tất cả các thông số này được ghi rõ và đi kèm sản phẩm.

Kính cường lực

Kính cường lực ngày nay được sử dụng nhiều trong xây dựng bởi tính ưu việt của loại vật liệu này.

Kính cường lực là kính thường được tôi nhiệt ở 700 độ C, sau đó làm lạnh nhanh làm tăng độ bền của kính lên nhiều lần so với ban đầu, tùy theo ứng suất bề mặt của kính khi gia nhiệt có kính tôi nhiệt (kính cường lực)  và kính bán tôi (kính gia cường nhiệt).

Kính cường lực có các loại: kính nổi, kính phản quang, kính hoa văn tôi nhiệt

Để tìm hiểu và lựa chọn kính cường lực cho nhà mình bạn lưu ý các thông số sau:

Kính cường lực
Kính cường lực giẻ bền đẹp

Phân loại kính cương lực:

– Theo chiều dày

– Theo mức độ tôi nhiệt và ứng suất bề mặt:

+ Kính tôi nhiệt an toàn có ứng suất bề mặt >69 Mpa

+ Kính bán tôi, có ứng suất bề mặt từ 24Mpa đến 69Mpa

– Theo độ bền va đập:

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với các loại kính cường lực.

– Vật liệu kính để sản xuất kính cường lực phải ghi rõ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nào.

– Kích thước và sai số cho phép của kính:

+ Kích thước kính bao gồm: chiều dày, chiều dài và chiều rộng kính

+ Sai số cho phép tùy theo kích thước và từng loại kính, được quy định như sau:

Loại kính Sai lệch cho phép theo kích thước của 1 cạnh
Chiều dày danh nghĩa Nhỏ hơn và bằng 1000 Từ 1000 đến lớn hơn 2000 Lớn hơn 2000 đến 3000
Kính vân hoa tôi nhiệt 345

6

+ 1- 2 ± 3 ± 3
810 ± 3 ± 4 ± 4
Kính nổi tôi nhiệt 345

6

+ 1- 2 ± 3 ± 4
81012 + 2-3
15 ± 4 ± 4
19 ± 5 ± 5 ± 5
25 ± 6 ± 6 ± 6
Kính phản quang tôi nhiệt 345

6

+ 1- 2 ± 3 ± 4
81012 + 2-3
15 ± 4 ± 4
19 ± 5 ± 5 ± 5

– Độ bền va đập

Tên chỉ tiêu Mức
Loại I (L I) Loại II (L II)
1. Độ bền va đập bi rơi, số mẫu kính bị vỡ, không lớn hơn 1 2
2. Độ bền va đập con lắc+ Khi tăng chiều cao thử va đập đến 120 cm+ Khối lượng của 10 mảnh vỡ lớn nhất, không lớn hơn Mẫu không vỡ- -Khối lượng 65 cm2mẫu thử 1)
 3.Phá vỡ mẫu+ Kính dày < 5 mm, khối lượng mảnh vỡ lớn nhất 2), g, không+ Kính dày ≥ 5 mm, số mảnh vỡ, không nhỏ hơn 1540

– Ngoài ra còn có quy định về rãnh, cạnh cắt, lỗ khoan

– Trên mỗi kiện kính phải có ghi nhãn với những nội dung như sau:

+ Tên cơ sở sản xuất;

+ Ký hiệu quy ước của kính

+ Số lượng tấm kính hoặc số mét vuông trong một kiện kính hoặc trên một đơn vị bao gói;

+ Ngày tháng sản xuất.

(Theo TCVN 7455:2013)

Cửa gỗ.

Gỗ là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và nội thất, bởi hình thức đẹp, đa dạng về chủng loại, dễ gia công, chế tạo, gần gũi với tự nhiên.

Để lựa chọn loại cửa gỗ phù hợp với nhà mình cần chú ý một số nội dung sau:

Hình dạng, kích thước, cấu tạo các loại của đi, cửa sổ.

– Cửa đi có các loại: cửa 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh.

– Kích thước cửa thông thường bạn tham khảo bảng phía dưới (đơn vị: cm)

Hình dạng cửa đi cửa sổ
rộng cao rộng cao
1 cánh 69, 81, 88 233, 235 39, 60, 69, 81 155, 167
2 cánh 88, 108, 128, 133, 135, 147, 167, 195, 255… 255 81, 108, 128, 133, 135… 155, 168
4 cánh 167, 174, 195, 275 255 167, 174, 195, 275 155, 169
ô thoáng 39 39

Đây là một số kích thước thông thủy tính theo đơn vị cm hay gặp, bạn có thể tham khảo để lựa chọn kích thước cửa cho nhà mình

– Hình dáng cửa: việc lựa chọn hình dáng, kích thước cửa phù thuộc vào kiến trúc của ngôi nhà, sở thích, nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Cửa gỗ luôn mang lại cảm giác ấm cúng, chắc chắn cho ngôi nhà
cửa gỗ rẻ bền đẹp

– Cấu tạo cơ bản của cửa gỗ gồm 3 phần:

+ Khung bao cửa (khung học hoặc khuôn học):

Chiều dày khuôn học thường lấy 6cm, tùy trường hợp có thể lấy dày hoặc mỏng hơn

Chiều sâu khuôn học phụ thuộc chiều dày tường xây. Thông thường, chiều dày khuôn học là 13cm (khuôn học đơn) hoặc 25cm (khuông học kép)

Mép ngoài của khuôn học được soi cạnh, mép trong liên kết với tường được che bằng nẹp gỗ (chiều rộng nẹp gỗ 4,5 đến 5cm) vừa có tác dụng che vết nứt chổ tiếp giáp khung học và tường, đồng thời có tác dụng trang trí.

+ Phần khung cánh:

Phần khung cánh bao gồm: thanh đứng, thanh trên, thanh dưới và thanh giữa, chiều dày khung cách thông thường 4cm liên kết với khung học bằng bản lề cửa

+ Phần pano cửa:

Pano cửa có 2 loại chủ yếu bằng ván gỗ hoặc kính, chiều dày pano gỗ 2.0 – 2.5cm

Các loại gỗ làm vật liệu cửa

Gỗ làm gỗ rất đa dạng và phong phú có tính chất, màu sắc, phạm vi sử dụng khác nhau. Gỗ làm cửa chủ yếu là nhóm II hoặc III có độ cứng và độ bền lớn: chò chỉ, lim, bi, cà chít, sến, táu, sao đen.. Tất nhiên là giá thành cửa làm từ các loại gỗ này cũng khác nhau, vì vậy căn cứ nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính bạn chọn loại gỗ phù hợp với nhà mình.

Yêu cầu kỹ thuật cửa đi, cửa sổ

Đối với cửa gỗ bạn cần lưu ý các thông số sau:

– Sai số hình học cho phép: độ võng, độ vênh, độ cong

– Độ bền của cửa: độ bền và đập, chịu áp lực gió, độ kính gió, độ kín nước.

– Độ bền lâu: chống mối mọt, nấm mốc

– Các quy định về vật liệu chính làm cửa, kính, chất kết dính và phụ kiện đi kèm

Chi tiết bạn xem tại TCVN 9366-1:2012

Cửa nhôm hệ.

Cửa nhôm hệ được sử dụng khá phổ biến trong công trình bởi có ưu điểm: đa dạng màu sắc, kích thước, chắc chắn, không bị phai màu, cong vênh, có ngót, giá thành phải chăng…

Tuy nhiên, việc có quá nhiều thương hiệu nhôm hệ trên thị trường gây bối rối cho chủ nhà trong việc tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm.

Nhôm hệ là gì

– Thanh nhôm (profile): khác với thanh nhôm thông thường, thanh nhôm hệ được sản xuất bằng cách đùn nhôm, thanh nhôm có hình dạng phức tạp mục đích làm tăng khả năng chịu lực (uốn, xoắn) và dễ dàng liên kết với nhau.

Các thanh này có chiều dày khác nhau phụ thuộc vào kích thước mặt cắt vuông góc (profile) và quy định của nhà sản xuất.

– Hệ nhôm: là việc phối hợp các thanh nhôm (profile) riêng lẻ thành một hệ thống nhất để làm cửa sổ, cửa đi, tủ, vách…

Câu hỏi đặt ra là hệ nhôm có bao nhiêu loại và kích thước ra sao? Câu trả lời là tùy thuộc vào nhà sản xuất, tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ một số quy định bạn cần nắm được như sau:

Cửa nhôm hệ - Mang phong cách hiện đại đến cho ngôi nhà bạn
cửa nhôm hệ chất lượng tốt nhất

Yêu cầu kỹ thuật chung

– Sai số hình học cho phép

Các chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra kích thước Sai lệch cho phép
Độ vuông Đo và tín hiệu số chiều dài hai đường chéo trong mặt phẳng khung cửa hình chữ nhật trên một bệ đỡ phẳng So sánh với dung sai gia công các chi tiết theo TCXD 170 : 1989
Độ vênh Đo độ chênh lệch của góc thứ tư với mặt phẳng chuẩn bằng thước thẳng hoặc dây dọi có độ chính xác tới 0,5 mm. không lớn hơn 3 mm
Độ cong Đo khoảng cách lớn nhất tại các điểm đo, thẳng góc với mặt cửa và thước đo có độ chính xác tới 0,5 mm. Tính tổng chiều dài chuyển vị tại các điểm đo – Không lớn hơn 3 mm đối với chiều cao  cửa nhỏ hơn 2100 mm
– Không lớn hơn 4 mm đối với chiều cao cửa từ 2100 mm đến 2400 mm;
– Không lớn hơn 2 mm đối với chiều rộng cánh cửa tới 1200 mm

– Độ bền: chịu va đập, chịu áp lực gió, kín gió, chịu thấm nước

Tên chỉ tiêu Mức cho phép
1. Đóng mở cửa đi – Không hư hại.
– Chuyển vị góc đỉnh về phía cho phép
2. Khả năng đóng và mở lặp lại khuôn cánh cửa sổ Không gây hạn chế sự vận hành của cửa sổ theo từng kiểu mở với một lực từ 65 N đến 120 N
3. Độ bền áp lực gió – Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa
– Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/200 chiều rộng cửa với áp lực thử nghiệm 500 Pa.
4. Độ kín nước Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm lớn hơn 150 Pa
5. Độ lọt khí Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6  l/ s/cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 Pa đến 150 Pa.

(Theo TCVN 9366-2:2012)

– Yêu cầu vật liệu làm cửa: (Chi tiết xem tại TCVN 9366-2:2012)

+ Vật liệu làm thanh nhôm

+ Vật liệu kính

+ Phụ kiện đi kèm:

Phụ kiện đi kèm cửa nhôm phải được thể hiện chi tiết, rõ ràng nguồn gốc, xuất sứ, nhà sản xuât, yêu cầu kỹ  thuật, giá cả…

Cửa nhựa lõi thép

Tìm hiểu về cửa nhựa lõi thép.

– Cửa nhựa lõi thép là loại cửa có khung làm bằng nhựa cứng UPVC (thanh profile), bên trong có lõi thép gia cường

– Cấu tạo cửa nhựa lõi thép:

+ Thanh profile:

Thanh nhựa định hình được sản xuất bằng cách đùn nhựa U-PVC – là hỗn hợp của nhựa PVC với một số phụ gia, làm tăng khả năng chịu va đập, chống tia UV, bề mặt bóng mịn, màu sắc đa dạng, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt…

+ Lõi thép gia cường:

Lõi thép gia cường phù hợp với thanh UPVC được sản xuất từ thép tấm chống gỉ hoặc hợp kim nhôm, nhiều dày >1.2mm. Lõi thép có tác dụng tăng độ cứng cho từng thanh và độ cứng tổng thể của cửa

+ Kính: kính làm cửa nhựa là loại kính an toàn nhiều lớp

+ Phụ kiện cửa đi kèm:

Cửa nhựa lõi thép không thể thiếu được các phụ kiện cửa: bản lề, ổ khóa, cơ cấu mở, lật, tay cầm… được sản xuất từ thép hợp kim không gỉ hoặc có mạ không gỉ.

Phụ kiện cửa phải đảm bảo thay thế được mà không cần tháo cửa. Phụ kiện cửa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cửa nhựa, là bộ phần có khả năng hư hỏng cao nhất, dễ bị làm giả, thay thế bằng sản phẩm kém chất lượng… vì vậy khi quyết định làm cửa nhựa lõi thép bạn cần đặc biệt lưu ý điều này.

+ Gioăng cửa.

Là bộ phận bằng cao su có tắc dụng tạo sự kín, khít và êm cho cửa nhựa

Cửa nhụa lõi thép
Cửa nhụa lõi thép

Yêu cầu kỹ thuật đối với cửa nhựa lõi thép

– Sai số kích thước cho phép:

Kích thước thiết kế, tính theo cạnh lớn nhất

Sai lệch trong của khuôn

Sai lệch ngoài của khung

Chênh lệch hai đường chéo khung

Khoảng cánh đàn hồi

Nhỏ hơn 1 000

Từ 1 000 đến 2 000

Từ 2 000 đến 2 600

− 1,0

− 2,0

− 2,0

± 1,0

± 1,0

± 2,0

1,0

2,0

3,0

± 0,5

– Về hình thức:

Cửa sổ và cửa đi hoàn chỉnh phải có tính thẩm mỹ cao, thanh profile phải nhẵn, bóng, không có vết rỗ, bẩn. Màu sắc phải đồng đều và phù hợp với mẫu chuẩn khi quan sát bằng mắt thường. Các mối hàn sau khi làm sạch phải đều nhau và không biến màu.

– Cửa phải vận hành êm, trơn trong quá trình sử dụng

– Trên mỗi cửa hoàn chỉnh, tại vị trí không nhìn thấy khi đóng, phải có ký hiệu theo các hình thức đúc, dập, khắc, in ghi rõ:

+ Tên, tên viết tắt hoặc nhãn hiệu thương mại của cơ sở sản xuất.

+ Loại cửa, kích thước, kiểu mở;

+ Loại và xuất xứ thanh profle (hãng sản xuất) và phụ kiện kim khí;

+ Loại kính;

+ Độ cách âm

Sơn, bả

Có thể khẳng định trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng cho công trình nhà ở, chọn sơn bả là việc khó khăn nhất, bởi trên thị trường hiện nay có vô số các hãng sơn có chất lượng và giá cả khác xa nhau. Vậy, đâu là cở sở để bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà thân yêu của mình.

Trước hết chúng ta tìm hiểu qua về loại vật liệu này.

Sơn - Màu sắc chiếc áo ngôi nhà của bạn
sơn bả chất lượng tốt nhất thị trường

Sơn là gì?

Sơn là hỗn hợp chất lỏng có đặc điểm khi phủ lớp mỏng lên bề mặt nào đó tạo thành màng cứng, về cơ bản sơn gồm 4 thành phần chính:

– Chất keo (chất tạo màng sơn): chiếm 40% – 60% có tác dụng liên kết các thành phần của sơn, tạo độ bền cho màng sơn

– Dung môi: có tác hòa tan các chất, tùy theo dung môi bằng dầu hay bằng nước ta có sơn gốc dầu và sơn gốc nước.

– Bột màu: chiếm 7% – 40%, có tác dụng tạo màu, tạo độ bền và độ cứng cho màng sơn

– Phụ gia: <5%, có tác dụng tăng cường một số tính chất của sơn: màu sắc, tăng độ bóng, độ cứng, chống thấm, chịu nhiệt, làm khô…

Việc thay đổi các thành phần trên cho ra đời các loại sơn có đặc tính khác nhau, vì vậy thị trường sơn hiện nay rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau.

Quy trình sản xuất sơn cơ bản

Quy trình sản xuất sơn gồm 5 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: nghiền sơ bộ tạo thành paste

Giai đoạn 2: nghiền mịn paste thành dung dịch lỏng

Giai đoạn 3: pha loãng, bổ sung chất tạo màu, phụ gia

Giai đoạn 4: lọc, loại bỏ các tạp chất

Giai đoạn 5: đóng gói sản phẩm

Các yêu cầu kỹ thuật của sơn bạn cần lưu ý

Tên chỉ tiêu

Mức

Sơn lót

Sơn phủ

Nội thất

Ngoại thất

Nội thất

Ngoại thất

1. Màu sắc

Như mẫu chuẩn

2. Trạng thái sơn trong thùng chứa

Khi khuấy sơn sẽ đồng nhất, không có cục vón cứng

3. Đặc tính thi công

Dễ dàng quét 2 lớp

4. Độ ổn định ở nhiệt độ thấp (-5ºC)

Không biến chất

5. Ngoại quan màng sơn

Không có biểu hiện khác thường trên bề mặt màng sơn

6. Thời gian khô, h, không lớn hơn:

– Khô bề mặt

1

1

– Khô hoàn toàn

3

5

7. Độ mịn, mm, không lớn hơn

30

40

8. Độ bám dính, điểm, không lớn hơn

1

2

9. Độ phủ, g/m2, không lớn hơn

200

10. Độ bền nước, h, không nhỏ hơn

240

480

240

480

11. Độ bền kiềm, h, không nhỏ hơn

144

240

144

240

12. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn

450

1200

13. Độ bền chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ, không nhỏ hơn

50

14. Độ thấm nước, ml/m2, không lớn hơn

8

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khi sơn nhà:

– Chất lượng sản phẩm sơn.

– Sử dụng sơn phù hợp với điều kiện sử dụng, mục đích, ưu cầu: mỗi hãng sơn hoặc mỗi dòng sản phẩm có ưu điểm, nhược điểm khác nhau và sử dụng tốt nhất trong những trường hợp nhất định.

Vì vậy việc trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích của mình trước khi lựa chọn sản phẩm: bạn muốn sơn bền màu, chống thấm, chống nóng, sơn cho tường khô, tường ướt, tường nhà cũ… để lựa chọn loại sơn phù hợp.

– Kỹ thuật thi công.

Cùng một loại sơn và điều kiện thi công, nhưng tay nghề thợ và biện pháp thi công khác nhau có thể cho ra kết quả rất khác nhau.

+ Công tác chuẩn bị trước khi sơn: bề mặt sơn phải khô ráo, sạch sẽ.

+ Trình tự và các bước thực hiện phải đảm bảo đúng kỹ thuật theo yêu cầu nhà sản xuất.

+ Công tác bảo quản sau khi sơn

Nguyên tắc ghi nhãn sơn bạn cần biết

– Tên sản phẩm, kí hiệu;

– Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;

– Kí hiệu và số hiệu tiêu chuẩn của sản phẩm;

– Ký hiệu lô hàng;

– Thể tích thực hoặc khối lượng tịnh;

– Ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng;

– Hướng dẫn sử dụng.

Các nội dung ghi nhãn nêu trên được in dán hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *